Họa sĩ - Nhà Điêu khắc PHAN CHI

Họa sĩ  - Nhà điêu khắc Phan Chi sinh năm 1954 tại Huế., tốt nghiệp thủ khoa khóa 14 ngành Điêu khắc trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Khoa học Lịch sử TT.Huế, Biên tập viên Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Từ năm 1974 - 2000:

22 lần tham gia các triển lãm mỹ thuật (cá nhân, nhóm và tập thể) trong và ngoài nước. Có nhiều tranh, tượng trong các sưu tập tư nhân tại Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Australia,Thụy Sĩ, Nhật Bản, Singapore, Hongkong và trong nước.

Tác giả sách đã xuất bản:
- Hướng dẫn các em vẽ tranh
(Nxb. Thuận Hoá - 1990)
- Trang trí nội thất Đông và Tây phương
(Nxb. Thuận Hoá - 1992)
- Nghệ thuật trang trí không gian sống
(Nxb. Thuận Hoá - 2010)
- Karatedo - Nghệ thuật tự vệ thực dụng
(Nxb. Thuận Hoá - 2013)
- Cẩm nang luyện thi vào các trường Kiến trúc & Mỹ thuật (5 tập). 
Và một số sách tranh cho trẻ em.
Giải thưởng:
- Văn học Nghệ thuật TT. Huế, 1996
- Sách Việt Nam lần thứ I của Bộ VHTT, 2006

- Huy chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông

CHẤT LƯỢNG – UY TÍN – TẬN TÂM CHÍNH LÀ PHƯƠNG CHÂM LÀM VIỆC CỦA CHÚNG TÔI

 

TƯ VẤN  KHÁCH HÀNG

ĐÚC TƯỢNG CHÂN DUNG BẰNG NHÔM, ĐỒNG:

Quý khách hàng chỉ cần gửi cho chúng tôi 3 kiểu ảnh chân dung rõ ràng: 1 ảnh chính diện, 2 ảnh bên. Kích thước tượng và trọng lượng kèm theo căn cứ trên yêu cầu hợp đồng đã thông qua và ký kết giữa hai bên.

Quy trình đúc tượng đồng gồm các khâu:


1) Tạo mẫu

- Đây là công đoạn khó trong công việc đúc tượng đồng chân dung. Nhà điêu khắc tạo mẫu (tạo cốt) bằng đất sét chuyên dụng qua ngôn ngữ nghệ thuật điêu khắc phối hợp với nhu cầu của khách hàng. 

- Sau khi đã chỉnh sửa bố cục, đường nét hoàn thành tác phẩm, nhà điêu khắc có thể đổ ra một bản thạch cao để lưu giữ mẫu (nếu tay nghề người thợ đúc cao thì không chuyển thể thạch cao mà khò khô mẫu đất).


2) Tạo khuôn

- Dùng đất + trấu + giấy Dó nhào thật kỹ để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa)

- Sau đó dùng đất bùn cũ + trấu + bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (còn gọi là làm thao)

- Nung chín khuôn ở nhiệt độ 7000C, sau đó để nguội cân chỉnh độ dày mỏng của phần đồng theo yêu cầu kỹ thuật.

- Chỉnh sửa khuôn, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 5000C, ghép khuôn thành 1 khối.

 

3) Nấu chảy nguyên liệu

Pha trộn đồng với các kim loại khác theo các tỷ lệ thích hợp với hợp kim nấu chảy và đổ rót vào khuôn. Nấu đồng ở nhiệt độ 12000C, khi đồng chảy hết chúng ta pha tỷ lệ Thiếc + Chì + Kẽm theo yêu cầu,  nhiệt độ là 12500C.  Sau khi nước đồng và các kim loại khác theo đúng tỷ lệ thích hợp đã lỏng đạt theo yêu cầu, chúng ta mới đưa ra và rót vào khuôn.

 

4) Rót khuôn

Trước khi đúc đồng và cho các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ nhiệt độ cho đồng chảy đều trong khuôn. Bạn phải tiên liệu sản phẩm để lượng đồng không được thiếu. Nếu thổi thiếu, sẽ rất phức tạp khi khắc phục hỏng hóc. Quá trình đổ rót thủ công này phải tuân theo một công thức nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh không được phép có vết rạn nứt, rổ, tỳ vết… Đây là cũng là công đoạn khó, người thợ đúc cần phải trải nghiệm qua nhiều năm trong nghề.

 

5) Hoàn thiện sản phẩm

Cuối cùng là khâu làm nguội. Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, đánh bóng (và đánh màu nếu có nhu cầu) theo đúng bản mẫu, người thợ cần phối hợp với nhà điêu khắc mới đạt yêu cầu kỹ thuật, nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại tượng chân dung người. Bởi trong quá trình làm nguội tác phẩm, nếu người thợ không đủ kiến thức về anatomy cũng như đặc tả thần thái nhân vật, có thể phá hỏng công trình tác phẩm của nhà điêu khắc.

Đúc tượng chân dung nên đúc bằng đồng đỏ, không đánh màu để lâu nó cũng lên nước, nếu bạn muốn tạo pho tượng đã từng trải qua nhiều thời gian thì đánh màu rất dễ dàng và chất liệu đồng đỏ cũng được giữ nguyên vẹn cho hàng trăm năm sau. Nó không như chất liệu sáp. Tượng sáp tuy đặc tả thực chi tiết nhưng khó bảo quản và môi trường thời tiết khí hậu tốt cũng chỉ tồn tại khoảng mười năm.

Các sản phẩm khác như đúc tượng Phật cần bóng loáng, rõ nét, chi tiết nên đúc bằng đồng vàng. Lưu ý khi đúc chuông, khánh muốn có tiếng kêu trong trẻo, ngân vang bạn không nên bỏ các kim loại quý vào khi rót đồng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Họa sĩ - Nhà Điêu khắc PHAN CHI

Tel: 0914472637  - 01232021637

Nhà riêng: 0543546466

Email: artphanchi@yahoo.com.vn

Địa chỉ: 9 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

......................................................................................................

tag: dieu khac, ve tranh, lam tuong, nghe thuat, tượng tròn, phù điêu, tượng trang trí cafe, đúc tượng chân dung, tượng chân dung nghệ thuật, nhà điêu khắc ở huế, họa sĩ giỏi ở huế, họa sĩ Phan Chi ở Huế, nhận làm tranh tượng các tỉnh thành, tượng, điêu khắc, chân dung, phù điêu, thạch cao, đúc đồng, tranh sơn dầu, tranh khắc gỗ, đúc tượng chân dung đẹp, giống nhất